Einstein và con bọ hung

  

Albert Einstein đã từng nói:

 

“Vị trí của chúng ta trên trái đất này thật là kỳ lạ. Mỗi người chúng ta đến để làm một chuyến viếng thăm ngắn ngủi, không biết tại sao, nhưng đôi khi xem ra cũng đoán được một mục đích. Tuy nhiên, từ cái nhìn của cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết một điều: con người có mặt ở đây là vì người khác, nhứt là tất cả những ai mà nụ cười và niềm vui sống mang lại hạnh phúc cho chúng ta” (trích trong Richard Dawkins, The God Delusion, Random House Australia, 2006, trg 209).

 

Một câu nói thông thái của một nhà bác học vĩ đại. Tôi mạn phép thay chữ "người"  thành chữ "muôn loài" và chữ "ai" thành chữ "gì", vì con người hưởng thụ, không những chỉ của con người với nhau, mà còn là của muôn loài (thiên nhiên, cây cỏ, loài vật, vũ trụ) rất nhiều nên cần làm gì đó để xứng đáng với những gì mình đã nhận được từ đó.

 

"con người có mặt ở đây là vì muôn loài khác, nhứt là tất cả những  mà nụ cười và niềm vui sống mang lại hạnh phúc cho chúng ta".

 

Sự liên quan nào giữa câu nói trên với con bọ hung? Con bọ hung góp phần cải tạo và tái sinh những thứ bị xem là thừa thải, thí dụ làm sạch phân và trừ đi ký sinh trùng trong đó. Trong nhiều trường hợp, bọ hung có thể góp phần bảo vệ sinh thái, một yếu tố vô cùng quan trọng cho con người.

 

Nói về bảo vệ sinh thái thì phải nói đến cây mắm, cây đước, cây tràm. Không có chúng thì làm sao con người ở vùng sông, biển có đất màu mỡ mà trồng trọt, sinh sống?

 

Mắm trước, đước sau, tràm theo sát.

Sau hàng dừa nước mái nhà ai”.

 

 

Mùa thu lại đến, thiên nhiên lại dâng tặng cho chúng ta một thiên đàng của sắc thu. Các cây dẻ gai, cây sồi lại đua nhau rải vô số các hạt dẻ, hạt sồi. Tôi tự hỏi tương lai của những hạt này sẽ đi về đâu? Chúng nằm bên thân cây mẹ, liệu sẽ trưởng thành để cống hiến cho đời tàn cây mát mẻ như mẹ của mình?

Khám phá những bí ẩn trong đời sống của các hạt dẻ, hạt sồi bình dị ấy, tôi cảm xúc nhận ra rằng, chúng sinh ra đời, dù nhỏ bé bình dị, nhưng nhận lãnh nhiệm vụ đáng được trân trọng. Trước khi được mẹ, qua các nhành rễ kết nối,  truyền sức sống nuôi dưỡng lớn khôn, để ngẩng đầu lên cao ngạo nghễ nhìn đời, thụ hưởng tia nắng ấm mặt trời, thụ hưởng nguồn suối ngọt của các giọt mưa trên lá, các hạt này là nguồn thức ăn nuôi dưỡng chim chóc, thú rừng, sâu bọ etc. Rồi các hạt này được chim chóc, thú rừng mang đi xa, đến những vùng trống vắng, để từ phân của chúng, từ các hạt bé nhỏ nẩy nở các cây bé con con với các nhành lá xanh non. Cây được ánh nắng mặt trời, được mưa, được đất, được dưỡng khí nuôi dưỡng để trở thành các cây cao, ngày càng to lớn, tồn tại lâu năm với đời, cho đời. 

 

Cảm nghĩ từ "http://hoang-dia.blogspot.com/2016/05/at-nut-con-bo-hung.html" và "Đời sống bí ẩn của cây", Petar Wohlleben, Thanh Vy dịch

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0