Tâm

 

Tại sao không nghĩ gì hết?

Tâm trí chúng ta làm việc, suy nghĩ liên tục. Nhiều lúc chúng ta nghĩ ngơi, nhưng thật sự trong từ nghĩ ngơi này thì chúng ta hay nghĩ đến nghĩ ngơi cơ thể: nằm nghĩ, không hoạt động toàn thân. Nhưng lúc đó, tâm chúng ta không nghĩ, chúng ta hay vọng tưởng. Vì vậy, bên cạnh việc cho cơ thể nghĩ ngơi, tâm chúng ta cũng cần nghỉ ngơi, chúng ta không bắt tâm phải làm việc, nghĩ hết chuyện này đến chuyện kia: Như vậy rất hợp lý và cần để tâm nghỉ ngơi bằng cách: Tâm không cần nghỉ gì hết!

 

 

Tôi đã thực tập điều này, với thời gian, tôi cũng đạt được trạng thái này. Trạng thái này tôi đạt được khi tôi nhìn vào bên trong tâm của mình, không để bên ngoài chi phối. Tôi thấy rõ trạng thái trống rỗng của tâm. Khi vào được trạng thái này và ở lại đó thì tôi  không còn cảm giác gì khác ngoài sự trống rỗng này. Do đó khi ngồi thiền, tôi không còn cảm giác đau lưng, tê chân, khi đi thiền, tôi không cảm nhận bước chân mình đi, không cảm nhận sự mệt mỏi, thậm chí tôi thấy mình như có nhiều năng lượng.

 

Khi tâm không nghĩ gì hết thì chúng ta có thêm một điều rất tốt cho mình là mình sẽ không nghĩ vẩn vơ, hay tệ hơn nữa là nghĩ bi quan, thành kiến không đúng, tham, sân, si. Do đó, thường ngày, ngoài lúc để tâm và cơ thể nghĩ ngơi, chúng ta khi làm việc vẫn  suy nghĩ, so sánh, nhận xét, nhưng luôn cảnh giác là những suy diễn này để những hành xử của chúng ta trong đời sống, công việc tốt đẹp, tránh được lừa đảo, gian dối của người và để giữ vững lập trường chính đáng mình đã đặt ra cho mình. Và chỉ để vậy thôi, không để những suy luận đưa đến tham, sân, si, lậu hoặc, ngã.

 

 

Bên cạnh phương pháp không nghĩ gì hết thì khi đi dạo, tôi hay dùng phương pháp chỉ nhìn mọi vật như vậy,không diễn giải, vọng tưởng gì thêm (fotografisches Sehen). Đây là một cách giúp cho tâm không phải làm việc nhiều nếu để nó vọng tưởng. Với phương pháp nhìn mọi vật và sự việc chân thật như bản chất của chúng, chúng ta cũng tránh được thành kiến xấu, cái nhìn sai lệch như phần trên đã trình bày, phần không nghĩ gì hết.

 

Không nghĩ gì hết và nhìn như vậy, cả hai phương pháp này hỗ trợ cho phần trực giác của tâm làm việc (bất ngờ, không suy nghĩ, so sánh). Lòng từ bi cũng phải xuất phát từ đây, không tính toán, lậu hoăc, không vướng mắc vì cái tôi, cái ngã.

 

 

Niết bàn trên trần gian, khi phần tâm linh đạt được trạng thái hoàn toàn vắng lặng, trống rỗng, yên lặng, không vướng mắc, thêm vào đó là lòng từ bi vô điều kiện, không cần lý do, từ bên trong.