Đi giữa thiên đàng

 

Đi thong dong giữa cánh đồng gió mát, hai bên là cỏ trăm màu, hoa vạn sắc, bướm vàng, bướm trắng bay thoăn thoắt. Nhìn xa xa, bầu trời đầy mây trắng với các tảng xanh lơ, càng làm rõ nét chấm phá của cánh đồng đa sắc, vạn hình. Tôi tự hỏi thiên đàng có thể đẹp hơn không nhỉ. Rồi chạnh lòng nhớ đến lời biết ơn của một anh bạn vừa tròn 90.

Biết ơn thiên nhiên, biết ơn con người. Rồi tôi liên tưởng đến những con người khốn khổ vì chiến tranh. Đất nước tôi bên kia trời xa, cũng đã từng chịu bao khốn khổ vì chiến tranh. Cũng do con người gây ra. Bệnh corona, một tai họa cho nhân loại. Mấy hôm trước có một bài báo được anh bạn gửi đến, nói rằng con người có trách nhiệm trong thảm họa này. Nhưng cũng con người đang dốc sức cứu nhân loại thoát nỗi khổ đó. Con người đã rất nhiều lần giải thoát con người thoát khổ. Con người đã mang đến cho đời nhiều sáng tạo, giúp con người tìm thấy một cuộc sống tốt lành, có thể tìm thấy và đạt được trạng thái chân như vô tận.
Chân như là gì?
Phật học đưa ra nền tảng cơ bản để thoát khổ, dựa theo một quá trình học tập có cấu trúc rõ ràng, thống nhất với nội dung rất thuyết phục.
1) Mục đích của Phật học: Thoát khổ
2) Để đạt mục đích cần ứng dụng một quá trình cụ thể. Bài học này được áp dụng cho thân và tâm.
2.1. Nhận ra mình đang khổ đau
2.2. Tìm nguyên nhân mang đến khổ đau
2.3. Ý muốn thoát khổ
2.1. và 2.3. -> Tứ diệu đế -> 
2.4. Thực hành con đường thoát khổ: Bát chánh đạo
a) Nhận ra cuộc đời thay đổi không ngừng ( Vô Thường) và cái tôi ích kỷ (Ngã) tạo khổ đau 
b) Tránh thực hành những điều gây khổ trên thế gian, đi theo con đường tốt. Đây là 7 bước đầu của Bát Chánh Đạo (xem ở đây), ý nghĩa như Giới.  "“Giới” có nghĩa là những điều luật để phòng ngừa và tránh cho thân thểlời nói và tâm ý khỏi phạm điều quấy, đồng thời dứt dừng điều ác (phòng phi, chỉ ác) hoặc ngưng điều ác và làm điều thiện (chỉ ác, tác thiện). Giới là kỷ cương của Phật Pháp."(*)
c) Nhận thức rằng thế giới hiện tượng được cấu tạo từ những vi hạt (quarks) mà mắt thường không thấy được, vì vậy nền tảng của thế giới hiện tượng là trống không (không phải chân không không có gì hết, thật sự là có vật thể là vi hạt, mắt trấn không thấy được). Khi có đủ điều kiện thì những vi hạt này biến thành thế giới hiện tượng với nhiều hình thái, đặc tính khác nhau, mắt người thấy và phân biệt được. -> Không (Tánh Không)
d) Thế giới hiện tượng thay đổi không ngừng: Huyễn
e) Nhận thức rằng nội tâm có thể nhận ra trạng thái duy nhất là trống không, tâm không vọng tưởng. Đây là bước cuối cùng của bát chánh đạo (xem ở đây), định, có thể đạt được qua thiền. Mức độ cao nhất của định là chân như. "Định là tu tập bằng phương pháp tập trung tư tưởngtâm trí vào một đối tượng duy nhất không cho tán loạnđể tâm trí được vắng lặng" (*). Chân như là trạng thái bất động, không tạo nên vật gì (khác Không ở chổ này)trống rỗng, tĩnh lặng, không tên gọi, không vướng bận cái tôi ích kỷ (Vô Ngã): Không vui, không buồn, không thương, không ghét, không ganh tỵ, không giận dữ, không phê phán, phân biệt. Không thương ở đây có nghĩa là vì tình thương này có điều kiện, vướng mắc (ngã). Chân như chỉ có ở trong tâm (trong khi Không là Hiện tượng thế gian bên ngoài) đạt được kết quả tốt, điều chỉnh sức khỏe hài hòa, trí tuệ sáng tạo, phát huy, phát triển trí tuệ tâm linh, trong sáng, không giới hạn, từ bi hỉ xã phát huy hoài (khác với Không vì Không không mang đến điều này). Từ bi hỉ xã này là lòng thương muôn loài, không phải tình thương xuất phát từ ngã, ích kỷ, vướng mắc, có điều kiện, vì cái tôi. 
Từ bi hỉ xã này xuất phát từ trí tuệ trong sáng, phát huy từ chủ đề, mục đích đầu tiên là thoát khổ. Điều này là điều cơ bản của Phật Học để phân biệt với các phương pháp thiền khác không có chủ đề thoát khổ.
Trạng thái cao nhất của định là Tuệ, là Chân Như.
"Trí tuệ có thể phân tích ra thành ba loại: Trí tuệ phát sinh bằng cách nghe lời dạy của người khác; trí tuệ theo lối hiểu biết phát sinh do sự suy luận; và trí tuệ có được bằng lối thiền định để được khai thông, sáng suốt. Hai loại đầu chỉ cho ta sự sáng suốt về lý luận thế gian. Do hai phương pháp ấy ta chỉ có thể hiểu biết sự vật trong phạm vi mà triết lý có thể thấu hiểu đến như phân biệt thiện, ác; những gì nên làm, những gì không nên làm. Đối với loại thứ ba, nhờ thiền định ta có thể chứng được bằng trực giác những chân lý ngoài phạm vi lý tríTrạng thái chú tâm vào đề mục thiền định không phải là tâm trạng mơ màngtiêu cực, mà là một sự nỗ lựclinh độngtích cực. Chính nhờ thiền định ta có thể vượt qua mọi cảnh giới vật chất, nhờ thiền định ta có thể đặt mình vào đời sống kỷ cương, tự kiểm soát thân tâm, tự mình giác ngộ và sáng suốt hoàn toàn".
 

Khi sưu tầm về Phật Học, chúng ta thấy điều cơ bản, then chốt đều quy tụ từ một nguyên tắc chính và những điều cơn bản nói trên. Đức Phật có nhiều cách diễn giải khác nhau, như chúng ta thấy:

 

Tứ diệu đế - Bát Chánh Đạo

Giới - Định - Tuệ

Không - Huyễn - Chân Như

 

Những điều này chúng ta cũng tìm thấy ở quy luật tương quan nhân quả, phát xuất từ sự thiếu hiểu biết (vô minh) của con người dẫn đến khổ đau (không biết về vô thường và hậu quả của ngã), và muốn tránh khổ đau thì cần theo những điều cơ bản đã được trình bày ở trên

Thập Nhị Nhân Duyên

 

Nói cho cùng, con người, nếu muốn, có thể biến thế gian này thành thiên đàng, khắp nơi và mãi mãi. Điều này có thể xảy ra không nhỉ? 
Nguyện cầu một trạng thái chân như, trong sáng, khắp nơi, mãi mãi.
Nguồn:
((*) https://thuvienhoasen.org/a1169/8-gioi-dinh-tue)
Hình Thập Nhị Nhân Duyên: Thầy Không Quang

Kommentar schreiben

Kommentare: 0